YTTL: Khôn hóa thái chân 2

Khôn hóa thái chân (những điểm trọng yếu về hậu thiên tỳ vỵ) nói về cơ năng tiêu hóa, tác dụng của khí huyết, bệnh lý và phép chữa, hầu hết vận dụng Bổ trung ích khí, Tứ quân, Tứ vật, Bát trân, Thập toàn, Quy tỳ, Nhân sâm dưỡng vinh.

KHÔN HÓA THÁI CHÂN
Phần 2

1. Bản đồ thuyết minh hậu thiên bát quái của Văn Vương
Tốn
4
Ly
3
Khôn
2
Chấn
3
Trung
5
Đoài
7
Cấn
5
Khảm
1
Càn
6
Đây là đồ Hậu thiên: trên dưới, ngang dọc... tổng số đều 15, để ứng với độ số của Qui thư
  • Dịch viết: “...Số Trời 1 sinh Thủy, Số Đất 2...” nên vị trí quẻ Càn trong Tiên thiên ở số 1 ứng với “Số Trời 1 sinh Thủy” mà Khôn ở số 8; ở “Hậu thiên Khôn số 2 để ứng với số Đất 2”, mà Càn số 6
  • Có người hỏi: Vị trí các quẻ ở đồ Tiên thiên, như Càn ở Nam, Khôn ở Bắc, Ly ở Đông, Khảm ở Tây (các vị trí này tương ứng đối đãi nhau) không có gì hợp với Y đạo, sao Y gia bàn đến Tiên thiên luôn?
  • Họ Triệu nói: Nhà y gọi Tiên thiên, là chỉ Thủy hỏa vô hình; gọi Hậu thiên là chỉ những vật chất hữu hình tạng, phủ, bì phu, nước mũi, nước dãi, cùng các chất tân dịch...
  • Lại hỏi: Đã gọi là Tiên thiên, thì lúc đó “Trời” còn chưa có, lấy đâu có đồ Bát quái, đối đãi nhau như Càn Nam, Khôn Bắc? Sao Phục Hy vạch ra bản đồ đó?
  • Đấy không phải là đồ Tiên thiên, mà là đồ “Trung thiên bát quái”; Trời trên, đất dưới, mặt trời mọc ở Đông, nguồn nước chảy từ Tây, gió mưa trên trời, sấm núi dưới đất, người cùng muôn vật ở khoảng giữa. Tôi thấy “Tiên thiên bát quái số” của Thiệu tử sắp đặt như vậy.
  • Đồ ngày nay ta thường dùng là đồ Hậu thiên của Văn Vương: “...Khởi đầu từ quẻ Chấn, điều hòa ở quẻ Tốn, gặp gỡ ở quẻ Ly, làm việc ở quẻ Khôn, đẹp lòng ở quẻ Đoài, chiến đấu ở quẻ Càn, an ủi ở quẻ Khảm, nghỉ ngơi ở quẻ Cấn phối hợp với bốn mùa, ngày đêm và mười hai giờ, dựa theo đó mà chia Âm Dương, quyết sống chết, cho đến các khoa thiên văn, địa lý, xem tướng, xem số, xem bói, chữa bệnh...
  • Tiên thiên thời vô hình giống như chữ “Đế” trong kinh Dịch: “Đế xuất hiện ở phương Chấn”. Chữ “Thần” hình dung cái năng lực sinh ra muôn vật. “Đế” với “Thần” trong “Thiên tiên luận” đều là Quân chủ, vốn vô hình, là hai từ miễn cưỡng được đặt ra để làm chủ tể cho cái “Thể” của Tiên thiên và làm cái “Dụng” của Hậu thiên.
Tôi xét trong bản đồ đối đãi:
  • Càn () ở chính Nam, biến làm quẻ Ly ();
  • Khôn () ở chính Bắc, biến làm Khảm ();
  • Ly lui về Đông là nhất âm () biến thành nhất Dương ();
  • Khảm tiến sang Tây là nhất Dương () biến làm nhất âm ().
  • Đó là cái huyền bí: “có biến, không biến” và “Âm đổi làm Dương, Dương đổi làm Âm” (Y gia nói: “Dương đạo tiến nên bổ Dương nhanh, âm đạo lui nên bổ âm chậm” cũng là nghĩa đó)
2. Bản đồ thuyết minh về hậu thiên trong cơ thể con người
  • Nghĩa của chữ Vị là họp. Năm tạng đều nhờ sự thu nạp ở đó. Tức là theo cái nghĩa muôn vật đều trở về lòng đất.
  • Nghĩa của chữ Tỳ có nghĩa là “Tỳ = Thấp”, vì nó ở dưới Vỵ, tỳ giúp Vị để tiêu hóa thủy cốc
  • Chữ Tỳ (脾) với chữ Vị(胃) đều có chữ Điền (田). Vịở giữa nên chữ Điền cũng ở giữa. Tỳ lệch sang bên hữu, nên chữ Điền cũng lệch sang bên hữu.
  • Vịlớn một thước năm tấc, đường kính năm tấc, dài một thước sáu tấc, nằm ngang và cong, chứa được thủy cốc ba thăng năm đấu. Ở bên trong thường chứa cơm hai đấu, nước một đấu năm thăng là đầy. Những chất tinh vi của cơm nước ăn uống do đó dẫn lên Tỳ, Phế rồi san sẻ ra khắp các mạch.
  • Tỳ hình cong như lưỡi liềm, chung một da màng với Vị, hễ khua động thời bóp lên Vị. Tỳ nặng hai cân ba lạng, rộng và hẹp hai tấc, dài năm tấc, có mỡ giãi ra nửa cân. Tỳ chủ về công việc tiêu hóa thủy cốc, để nuôi ra khắp xung quanh.
Hải Thượng Lãn Ông Y Tôn Tâm Lĩnh
Bùi Gia.