Phần này nói về các yếu tố để chẩn đoán bệnh:
Y NGHIỆP THẦN CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ BIỂU, LÝ, HÀN, NHIỆT, HƯ, THỰC
1. Nguyên nhân gây bệnh
a/. Thất tình nội thương
- Vui mừng hại - tâm mạch hư
- Lo nghĩ hại tỳ - mạch kết
- Lo sầu hại phế - mạch sắc
- Sợ hãi hại thận - mạch trầm
- Hãi hại đởm - mạch động
- Giận hại can - mạch huyền
- Bi thương hại bào lạc - mạch khẩn
- Đấy là do thất tình thành bệnh nội thương.
Ngoại cảm-Lục dâm
- Hàn hại thận mạch khẩn.
- Thử hại tâm mạch hư.
- Táo hại phế mạch sác.
- Thấp hại tỳ mạch nhu, tế.
- Phong hại can mạch phù.
- Nhiệt hại tâm mạch nhược.
- Đấy là bệnh của ngoại cảm lục dâm.
c/. Phàm những bệnh nội thương hay ngoại cảm, bệnh nào cũng theo loại của nó.
- Mừng thuộc về thử về hỏa cho nên ở tâm.
- Giận thuộc về phong mộc cho nên ở can.
- Lo nghĩ thuộc thấp thổ cho nên ở tỳ.
- Lo sầu thuộc táo kim cho nên ở phế.
- Sợ thuộc hàn thủy cho nên ở thận.
- Suy rộng ra ngoại cảm cũng như thế.
2. Biểu-Lý-Hàn-Nhiệt-Hư-Thực
- Phân tích về Biểu, Lý, Hàn, Nhiệt, Hư, Thực.
- Vì phần biểu có hư có thực. Biểu không có mồ hôi là thực, nên phát hãn. Biểu có mồ hôi là hư, nên giải cơ.
- Phần lý có thực có hư. Phần lý có khát nước và táo bón là thực, nên cho uống thuốc hạ. Nếu đi ỉa phân lỏng là hư, nên cho uống thuốc ôn.
- Hàn có hàn ở trên, hàn ở dưới, hàn ở trong, hàn ở ngoài, chân hàn giả nhiệt, chân nhiệt giả hàn khác nhau.
- Hàn ở trong là do khí kém, nên dùng thuốc ôn bổ. Hàn ở ngoài là do cảm mạo, nên dùng thuốc giải biểu.
- Nếu nhiệt bị uất kết ở dưới mà hàn bị ngăn cách ở trên nên dùng thuốc mát mà uống nóng.
- Nếu hoả bốc lên trên mà hàn sinh ở dưới, nên dùng thuốc ôn mà uống lạnh để dẫn hoả về nguyên chỗ.
- Bệnh chân hàn là do hàn tà trúng thẳng vào âm kinh, nên dùng thuốc ôn nhiệt để tán tà.
- Bệnh giả hàn là chứng dương cực tựa như chứng âm, hoặc khi dương cực thịnh ngăn cách khí âm ở ngoài làm cho thân thể lạnh như nước, nên dùng thuốc mát mà uống nóng.
- Bệnh nhiệt có chứng nội nhiệt, ngoại nhiệt, thực nhiệt, hư nhiệt, giả nhiệt khác nhau.
- Chứng nội nhiệt là do âm hư ở dưới, nhiệt sinh ở trong nên dùng thuốc bổ âm thì nhiệt tự khỏi.
- Chứng ngoại nhiệt là do hàn tà uất lại, ngùn ngụt phát nóng lên, nên dùng thuốc tán hàn thì nhiệt tự khỏi.
- Chứng hoả thực mà phát sốt, mình nóng không có mồ hôi mà mạch thấy Hồng Sác nên dùng thuốc mát để tán tà.
- Chứng hoả hư mà phát sốt, mình mẩy dâm dấp mồ hôi mà mạch lại Hồng Sác nên dùng thuốc ôn để giải tà.
- Chứng chân nhiệt thì nhiệt uất lại mà táo kết, hoặc mắc bệnh thương hàn, nhiệt vào vị phủ mà làm thành phân táo, nên dùng thuốc thông lợi để công hạ.
- Chứng giả nhiệt thì âm cực tựa như chứng dương hoặc khí âm cực thịnh đẩy khí dương ra ngoài, mình nóng như lửa nên dùng thuốc nóng mà uống lạnh.
Tóm lại:
- Chữa hàn thì dùng thuốc nhiệt để tiêu đi, chữa nhiệt thì dùng thuốc hàn để triệt đi, đó là phép chính trị.
- Còn như trên nhiệt dưới hàn, trên hàn dưới nhiệt. Trong hàn ngoài nhiệt, trong nhiệt ngoài hàn. Bốn chứng này đều thuộc về chứng giả nhiệt, giả hàn nên dùng thuốc nóng mà uống lạnh để dẫn tới nơi. Tức là nói hàn nhân nhiệt mà dùng thuốc, nhiệt nhân hàn mà dùng thuốc thế là phép tòng trị. Phép tòng trị hay nói là phép phản trị.
- Chứng hư chủ yếu là khí hư, hoặc dương hư, khí hư thì âm thắng mà hàn nhiều. Hoặc âm hư huyết hư thì dương thắng mà nhiệt nhiều. Cách chữa nên theo phép tòng trị để làm bớt chỗ thắng đi mà thêm sức cho chỗ bất thắng (kém).
- Chứng thực là khách tà thực, cần xét xem thích đáng là phong tà, hàn tà, thấp tà, hỏa tà hay táo tà mà dùng phép chữa.
Hải Thượng Lãn Ông Y Tôn Tâm Lĩnh
Bùi Gia.