Cây Hành lá - Cây thuốc vườn nhà

Hành là loại gia vị quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng tác dụng dược lý tuyệt vời của nó thì không phải ai cũng hiểu hết.
Hãy cùng thuochay.net tìm hiểu cây thuốc dễ tìm quanh ta chữa các bệnh thông thường hằng ngày rất hữu dụng và an toàn.


CÂY HÀNH LÁ

Tên thường gọi: Cây Hành hương, Cây hành lá, Cây đại thông, Cây thông bạch, tứ quí thông, hom búa, thái bá, lộc thai, hoa sự thảo.
Tên khác: Ciboul
Họ thực vật: Liliaceae.

1. Mô tả, phân bố:

  • Địa thực vật cao 0,5 cm, tép trắng hay nâu đỏ, không phù lắm, to 7 – 15 mm.
  • Lá xanh mốc, bọng 3 cạnh ở dưới, hình trụ ở trên có thể lên đến 50 – 100 cm và 2,5 cm đường kính, bẹ dài bằng ¼ phiến.
  • Trục phát hoa cao bằng lá, tán hình cầu to vào khoảng 3 cm, có tổng bao, 1 – 2 lá hoa trắng mỏng.
  • Hoa trắng, lưỡng tính, hình chuông, cuống nhỏ mỏng, lên đến 3 cm dài, cánh hoa 6 xếp thành 2 luân sinh, phiến hoa cao 5 mm, rời, trắng có sọc xanh, có mùi, 6 tiểu nhụy, cao vượt qua mảnh bao bên ngoài và bên trong hoa ( tépals ), noản sào xanh dợt, bầu noản thượng, 3 buồng, vòi nhụy nhỏ mảnh, vượt quá tépals
  • Nang, viên nang hình cầu khoảng 5 mm đường kính, khai theo chiều dọc, chứa ít hạt.
  • Hạt 3 – 4 mm x 2 – 2,5 mm màu đen.
  • Rễ hình bóng đèn, ít phù kéo dài, hơi bất đối xứng, phía dưới có chùm rễ.
Có 2 loại hành huơng :
  • Loại thường hơi đỏ, loại này rất thông dụng.
  • Loại thứ, ciboule trắng, hương vị ít, không rõ ràng.
  • Cây được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc.

2. Bộ phận dùng, thu hái

  • Tép và thân lá
  • Hành hương thường được trồng và thu hái quanh năm, tuy nhiên mùa thu hái chính vào tháng 10 -11 hàng năm.

3. Thành phần hóa học

a/. Thành phần chính trong 100g lá hành tươi gồm :
- Nước 90,5 g,
- Năng lượng 142 kJ (34 kcal),
- Chất đạm protéines 1,9 g,
- Chất béo lipides 0,4 g,
- Đường glucides 6,5 g,
b/. Thành phần khoáng :
- Calcium Ca 18 mg,
- Magnésium Mg 23 mg,
- Phosphore P 49 mg,
- Sắt Fe 1,2 mg,
- Kẽm Zn 0,52 mg,
c/. Vitamine :
- Vitamine A 1160 UI,
- Thiamine 0,05 mg,
- Riboflavine 0,09 mg,
- Niacine 0,40 mg,
- Folates 16 μg,
- Acide ascorbique 27 mg (USDA, 2002).
Giá trị dinh dưởng của lá xanh cao hơn so với thân giả héo vàng.
Mùi của Allium fistulosum không nồng mạnh .
d/. Ngoài glucose, fructose, saccharose, người ta còn tìm thấy :
- Maltose,
- Rhamnose,
- Galactose,
- Arabinose,
- Mannose
- Xylose

4. Công dụng, cách dùng

a/. Lá hành có những đặc tính :
  • Kháng khuẩn Antibactérien ;
  • Chống nấm antifongique ;
  • Hạ sốt antipyrétique ;
  • Lợi tiểu Diurétique ;
  • Long đờm Expectorant ;
  • Thuốc dể tiêu Stomachique .
b./ Tép hành hương chứa một dầu nguyên chất, giàu hợp chất lưu huỳnh. Có tác dụng :
  • Kháng khuẩn antibactérien,
  • Sát trùng antiseptique,
  • Làm toát mồ hôi sudorifique,
  • Lợi tiểu diurétique,
  • Thuốc lợi sửa galactogogue,
  • Thuốc dể tiêu stomachique,
  • Trục giun sán vermifuge
  • Chữa trị vết thương
c./ Hành hương được sử dụng để chữa trị :
  • Cảm lạnh rhume,
  • Cơ thể luôn ớn lạnh
  • Đầy bụng
  • Trà được chế biến từ rễ được sử dụng làm thuốc an thần cho trẻ em
  • Phần phù trắng ( tép hành hương ) dùng trong chế độ ăn uống để ngăn chặn ký sinh trùng trong nội tạng.
d./ Dùng bên ngoài cơ thể, tép của hành hương có thể bào chế ra thuốc dán để :
  • Loại mủ ở vết thương,
  • Nhọt đầu đinh furocles,
  • Nhọt mủ.
Theo y học cổ truyền: hành có vị cay bình mà không độc, Qui kinh: Vào kinh thủ thái âm phế, kinh túc dương minh vị có tác dụng thông dương, hoạt huyết, hòa trung, lợi tiểu, sát trùng, phát biểu
Chú ý lúc dùng thuốc: Hành vị cay khí ấm giải biểu ra mồ hôi, vì vậy người nội nhiệt, ra nhiều mồ hôi, đau mắt đỏ, đau đỉnh đầu miệng khô khát, mặt đỏ, tiểu vàng, đại tiện khó, hạn chế dùng hành hoặc dùng hành nên kết hợp nhiều món ăn vị thuốc khác.
Đối với chứng biểu hư nhiều mồ hôi cẩn thận trong lúc dùng.

5. Bài thuốc

+ Trị vú sưng đỏ: Nấu lấy 1 chén nước Hành, uống nóng là tan (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
+ Trị bị vết thương do té ngã, máu ra nhiều, đau quá: Lấy Hành, cả củ lẫn lá, gĩa nát, sao nóng, đắp chỗ bị thương, nguội thì lại thay lớp mới cho nóng, dần dần sẽ khỏi đau lại không có dấu vết để lại (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
+ Trị tiểu bí, bàng quang tức trướng: Hành 3 cân, gĩa nát, xào cho nóng lên, bọc vào khăn, chia làm 2 gói, chườm vào vùng bụng dưới. Hễ khí của Hành thấm vào được bên trong thì tiểu được ngay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị chứng cảm phong hàn nhẹ: sốt, đau đầu, nghẹt mũi, không ra mồ hôi. Có thể nấu cháo gạo tẻ có hành ăn lúc nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
+ Đắp ngoài chữa mụn nhọt: Hành tươi giã nát trộn với mật đắp lên mụn để bật ngòi ra, dùng giấm rửa. Đối với nhọt mới sưng tấy dùng hành giã nát đắp lên, có thể tiêu sưng
+ Trị viêm da có mủ cấp: Hành lượng vừa đủ, cho thêm 1/3 mật ong, mỗi 1 - 2 ngày thay 1 lần
+ Chữa trẻ em cảm mạo: hành 60g, Sinh khương 10g, hai thứ giã nát, thêm một cốc nước thật sôi vào dùng hơi xông vào miệng và mũi, ngày làm vài lần
+ Chữa mụn nhọt: Hành tười giã nát, trộn với mật, đắp lên mụn, khi ngòi ra thì dùng dấm mà rửa mụn.

Kinh nghiệm dân gian

  • Cầm máu vết thương: Vết thương rỉ máu không cầm. Lấy hành lá tươi hoặc khô nướng chín rồi bóp cho ra nước, lấy nước đó nhỏ vào vết thương sẽ cầm máu
  • Mụn trĩ rò đau nhức: Trước hết lấy hạt gấc đun lấy nước để xông mụn trĩ. Khi nước đã bớt nóng chỉ còn hơi ẩm thì đem nước đó rửa sạch mụn búi trĩ, thấm cho khô. Sau đó lấy hành giã vắt lấy một ít nước, hòa với một ít mật để bôi lên mụn trĩ, chỉ bôi một lần đã đỡ đau
  • Chống đông máu: Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone và huyết áp cao cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim do hành giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, tiểu đường.
  • Chống viêm: Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
  • Chống nhiễm khuẩn: Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.
  • Tốt cho huyết áp: Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huy ết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh
  • Chữa đau bụng, lạnh giá chân tay: Người lớn bị đau bung chân tay lạnh giá, môi xanh, mạch hiện lờ mờ cần lấy một nắm hành bỏ rễ và lá, lấy củ hơ nóng ấp lên rốn, lấy chai nước nóng chườm lên trên. Thấy hành đã bị mềm nhũn lại thì thay nắm hành khác. Một lúc lâu hơi nóng ngấm vào thì chân tay sẽ ấm, ra dâm dấp mồ hôi sau đó sẽ khỏi. Tiếp đó, lấy miếng gừng khô bằng độ 2 ngón tay cái thái nhỏ, đung nước uống
  • Táo bón và đầy hơi: Ăn nhiều hành tây sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi. Nếu bí đại tiện có thể lấy một củ hành kèm theo một lát gừng giã nát cùng với thìa nhỏ muối, nặn thành cái bánh tròn dẹt, đặt lên nồi đun cho nóng vừa rồi ấp vào rốn buộc lại. Nếu sau 1 thời gian vẫn chưa thấy thông thì lại tiếp tục làm bánh khác đắp lên.
  • Tốt cho dạ dày: Chỉ cần ăn hành từ hai đến ba lần trong một tuần cũng giúp bạn giảm được đáng kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày. Khi chế biến thịt, cho thêm ít hành sẽ giúp giảm lượng carcino-gens được tạo ra trong quá trình thịt được đun nấu ở nhiệt độ cao, từ đó giúp cho dạ dày tránh được sự tác động của chất độc hại này.
  • Chống bệnh tiểu đường: Càng ăn nhiều hành, nồng độ glucose được phát hiện trong miệng và tĩnh mạch càng ít. Nhiều cuộc thử nghiệm và những bằng chứng về lâm sàng cho thấy, chất allylpropy disulfide có tác động đến hiệu ứng này và hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng in-sulin tự do sẵn có trong cơ thể. Mặt khác, hành cũng rất giàu crom, chất giúp các tế bào tương thích với insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.
  • Lợi tiểu và làm sạch máu: Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút. Bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu hãy lấy một nắm hành và củ nghệ bằng ba ngón tay cho vào một bát to nước, đun cạn còn độ nửa bát con, uống lúc còn hơi nóng, ngày uống 2 lần. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.
  • Chữa ù tai: Trong một số nền văn hóa, người ta nhúng bông vào nước ép hành và chấm vào tai để chống lại sự ù tai.
Nguồn: Tổng hợp
Lời tâm sự:
  • Bạn đọc thân mến, sức khỏe là điều đáng quý, hằng ngày chúng ta luôn phải đối mặt với những căn bệnh thông thường do sự thay đổi của thời tiết gây ra. Một số bệnh có thể đến rồi tự đi, một số bệnh được chữa rất đơn giản chỉ bằng những cây thuốc vườn nhà dễ kiếm, những bài thuốc dân gian rất hiệu quả, những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tốt mà chi phí thấp, ai cũng có thể chú ý làm được.
  • Hãy cùng thuochay.net chia sẻ, đóng góp cho nền y dược nước nhà những cây thuốc hay, những bài thuốc quý, những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc hiệu quả như vậy, vì sức khỏe thế hệ con cháu chúng ta, và cũng vì một nền y dược Việt Nam lành mạnh, nghiêm túc.
  • Kiến thức y học là vô hạn, trong quá trình soạn thảo và biên tập, chúng tôi không khỏi thiếu sót. Rất mong những bài viết, chia sẻ, góp ý của bạn đọc gửi tới để chúng tôi hoàn thiện hơn, hiện thực hóa thành những kiến thức, tri thức để lại cho sau này, và để cho chúng ta ai cũng có thể tìm được khi cần.
  • Tri thức được chia sẻ là tri thức tồn tại mãi, bằng tất cả lòng chân thành, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ tất cả những gì chúng tôi có, để cho dân tộc chúng ta, con cháu chúng ta được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe một cách hợp lý, hiệu quả nhất.
Trân trọng !
Bùi Gia