Cách điều trị: khu phong tán hàn.
Thuốc phát tán phong hàn: hay còn gọi là thuốc tân ôn giải biểu, là loại thuốc phát hãn, giải biểu, chỉ thống do làm thông dương khí, thông kinh hoạt lạc.
Đặc điểm: vị cay, tính ấm, phần lớn qui kinh phế
Chủ trị: cảm mạo phong hàn, sốt ít, rét run, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho hen do lạnh.
Một số bài thuốc đơn giản, dễ kiếm trong vườn nhà:
1. RƯỢU GỪNG - Bài thuốc nghiệm phương.
a/. Nguyên liệu
-
Gừng tươi (sinh khương): 20g
- Rượu trắng 40
o : 30 m
l
b/. Chủ trị: Cảm lạnh, trúng hàn
c/. Cách dùng - liều lượng: Gừng tươi giã nhỏ cho vào rượu, đem đun cách thủy sôi 10 phút, gạn lấy rượu cho người bệnh uống. Mỗi lần 10 ml, cách 20 phút uống một lần. Bã gừng bọc vào vải xoa vào lòng bàn tay và chân.
2. THANG GIẢI CẢM HÀN ( trúng hàn) Bài thuốc nghiệm phương.
a/. Nguyên liệu:
b/. Chủ trị: Cảm lạnh (mùa đông), người lạnh toát, môi thâm, mặt tái mét, thân thể cứng đờ, không nói được, có thể đau bụng, nôn mửa, không sốt, lưỡi trắng nhận, mạch trầm khẩn hoặc trầm tế hoặc không thấy mạch.
c/. Cách dùng - liều lượng: Các vị trên cho vào 200 ml nước, sắc lấy còn 100 ml, thêm 1 thìa cafe đường, quấy tan hết rồi cho người bệnh uống.
3. CẢM PHONG HÀN THANG - Bài thuốc nghiệm phương
a/. Nguyên liệu:
b/. Chủ trị: Cảm phong hàn với các triệu chứng: Sốt nhẹ, gai rét, sợ lạnh, sợ gió, không có mồ hôi, viêm họng, hắt hơi, sổ mũi, đau vai cổ gáy.
c/. Cách dùng - liều lượng: Các vị cho vào 300 ml nước đun sôi khoảng 10 phút, gạn nước thuốc chia uống làm 02 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn ấm, đắp chăn cho ra mồ hôi.
4. CHÁO GIẢI CẢM - Bài thuốc nghiệm phương
a/. Nguyên liệu:
b/. Chủ trị: Phát sốt, sợ rét, không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, hắt hơi, đau mình do nhiễm cảm phong hàn.
c/. Cách dùng - liều lượng: cháo đã nấu chín, các lá rửa sạch, thái nhỏ, lấy gừng giã dập, băm nhỏ, cho tất cả vào bát, múc cháo nóng đổ lên trên, có thể cho nêm một chút muối ( gia vị), quấy đều ăn nóng, xong đắp chăn nằm nghỉ, cho mồ hôi ra khắp người là tốt.
- Trường hợp mệt mỏi nhiều, bụng không đầy, đại tiện không lỏng thì nên dùng thêm quả trứng gà cho vào bát cháo cùng các vị thuốc, múc cháo nóng đổ trên, nêm gia vị vừa phải, ăn nống sẽ tăng thêm sức đề kháng, nhanh đẩy tà khí ra ngoài và hết sốt, mệt mỏi.
Lưu ý:
- Trong các bài thuốc, không thấy ghi liều lượng cho trẻ em hoặc người cao tuổi. Thông thường, liều lượng của trẻ dưới 12 tuổi bằng 1/3 liều lượng của người lớn tùy theo cân nặng mà có thể thêm hoặc bớt. Liều cho người cao tuổi thường bằng 1/2 người lớn.
- Thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 3 tuổi.
Nguồn: Nam y nghiệm phương
Lời tâm sự:
- Bạn đọc thân mến, sức khỏe là điều đáng quý, hằng ngày chúng ta luôn phải đối mặt với những căn bệnh thông thường do sự thay đổi của thời tiết gây ra. Một số bệnh có thể đến rồi tự đi, một số bệnh được chữa rất đơn giản chỉ bằng những cây thuốc vườn nhà dễ kiếm, những bài thuốc dân gian rất hiệu quả, những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tốt mà chi phí thấp, ai cũng có thể chú ý làm được.
- Hãy cùng thuochay.net chia sẻ, đóng góp cho nền y dược nước nhà những cây thuốc hay, những bài thuốc quý, những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc hiệu quả như vậy, vì sức khỏe thế hệ con cháu chúng ta, và cũng vì một nền y dược Việt Nam lành mạnh, nghiêm túc.
- Kiến thức y học là vô hạn, những gì chúng ta biết là hữu hạn, chúng tôi luôn lắng nghe, trân trọng những chia sẻ, góp ý của bạn đọc và sẽ ghi chép lại bài viết, comment của bạn đọc phía dưới, hoặc gửi tới cho chúng tôi, hiện thực hóa thành những kiến thức, tri thức để lại cho sau này, và để cho chúng ta ai cũng có thể tìm được khi cần.
Trân trọng !
Bùi Gia.