Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày (GERD), là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản.


Triệu chứng
Cảm giác nóng rát trong họng và ngực, ợ nóng, vị đắng trong miệng, đau rát ở ngực, trào ngược thức ăn vào cổ họng, buồn nôn, ho mãn tính, khàn giọng, đau ngực, nôn mửa, khó thở và vàng răng. Các biến chứng bao gồm viêm thực quản, chãn thực quản và bệnh thực quản Barrett.

Nguyên nhân
Cơ chế bảo vệ chống trào ngược gồm nhiều yếu tố. Bình thường, cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc thực quản đối với HCI của dịch dạ dày.
Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó mà cơ thắt dưới thực quản hoạt động không tốt, trương lực cơ giảm khiến dịch dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng của GERD, bao gồm:
- Giãn cơ thắt dưới thực quản do rối loạn nhu động thực quản, giảm tiết nước bọt, do uống các thuốc như secretin, cholécystokinine, glucagon, các thuốc kích thích β thụ cảm, ức chế α, kháng tiết choline, theophylline; các chất cafein, rượu bia, thuốc lá, chocolate, hay bữa ăn nhiều mỡ…
- Các loại thuốc liên quan bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc chặn kênh canxi, thuốc chống trầm cảm và thuốc ngủ…
- Các yếu tố nguy cơ bao gồm béo phì, mang thai, ăn uống không hợp lý, suy nghĩ quá độ…
- Các yếu tố gia đình, di truyền.
Điều trị
- Bệnh nhân nên tránh hút thuốc, uống rượu hay cà phê hoặc nằm ngay sau khi ăn.
- Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh: thuốc ức chế bơm proton (omeprazole / Prilosec, pantoprazole / Protonix), thuốc chẹn H2 (cimetidine / Tagamet, ranitidine / Zantac), thuốc kháng acid, thuốc điều hòa vận động (metoclopramide / REGLAN). Phẫu thuật có thể được khuyến khích cho các triệu chứng nghiêm trọng và dai dẳng.
- Điều trị thông thường thông qua thay đổi lối sống, thuốc men, và đôi khi phẫu thuật. Thay đổi lối sống bao gồm không nằm sau khi ăn, giảm cân, tránh thức ăn nhất định, và ngừng hút thuốc.
- Thuốc bao gồm các thuốc kháng acid, H2 chặn thụ thể, ức chế bơm proton, và prokinetics. Phẫu thuật có thể là một lựa chọn ở những người không có cải thiện sau khi đã thử các biện pháp khác.
Đây là căn bệnh phổ biến ở nước ta, từ thập niên 80, có khoảng 20% dân số bị ảnh hưởng bởi bệnh này, đến nay, theo thống kê có khoảng 60% dân số bị trào ngược dạ dày thực quản một lần trong đời và khoảng 10% bị trong một thời gian dài mà không có triệu chứng đáng kể hoặc biến chứng nào.
Phòng ngừa
Các cách phòng ngừa sau có thể giúp ích nhưng chỉ mang tính tham khảo, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh.
- Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, hãy giảm cân nếu bạn thừa cân và đừng tăng cân nếu bạn đang có cân nặng lý tưởng.
- Nếu bạn có nguy cơ bị GERD, nên tránh những thực phẩm có thể gây trào ngược: thực phẩm nhiều mỡ, thực phẩm có gia vị mạnh (hạt tiêu, ớt…), thực phẩm có tính axít (như cà chua, cam, quýt,...), bạc hà, sô-cô-la, hành, cà phê hoặc đồ uống tương tự có chứa caffein, đồ uống có ga, có cồn...
- Những bữa ăn no làm đầy dạ dày, dễ gây trào ngược, nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Không nằm nghỉ ngay sau khi ăn. Sau khi ăn, nên đợi ít nhất 30 phút mới nằm nghỉ.
- Khi bạn có triệu chứng GERD, khi nằm ngủ bạn nên gối đầu cao khoảng 15-20cm để tránh trào ngược acid dạ dày lên thực quản.
- Xem xét lại những thuốc bạn đang dùng. Nhiều thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: thuốc chống viêm không steroid (non-steroidal anti-inflammatory drugs - NSAID), thuốc chẹn kênh canxi (thường dùng để điều trị tăng huyết áp), một số thuốc điều trị hen (bao gồm thuốc chủ vận Beta như albuterol), thuốc kháng cholinergic (được dùng để điều trị các bệnh như dị ứng theo mùa và tăng nhãn áp), các bisphosphonate (được dùng để tăng mật độ xương), thuốc an thần, thuốc giảm đau, kali, viên sắt và một số loại kháng sinh.
* Lưu ý: Nếu bạn đang dùng những thuốc kể trên, nên gặp bác sĩ để được chuyển sang dùng những thuốc khác mà không có các tác động tương tự lên đường tiêu hóa trên. Tuy nhiên, không bao giờ được ngừng thuốc đã kê đơn khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Sử dụng các sản phẩm dược liệu từ thiên nhiên
- Cai thuốc lá, hạn chế uống rượu.
- Không mặc quần áo quá chặt.
- Dùng chế độ ăn không có gluten. Thử loại bỏ gluten trong chế độ ăn (gluten có trong ngũ cốc như lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì) bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt.
- Nếu sau khi thử các cách kể trên mà bạn vẫn còn các triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản, hãy đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc giúp giảm triệu chứng của bệnh.
Nguồn: Tổng hợp
Bùi Gia.
Xem thêm các bệnh về đường tiêu hóa tại www.thuochay.net để biết thêm thông tin khoa học và chính xác !