Tổng quan về bệnh ung thư

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức, những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).

I. TỔNG QUAN VỀ BỆNH UNG THƯ
  • Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức, những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).
  • Ung thư có thể có dấu hiệu và triệu chứng bao gồm một khối u, chảy máu bất thường, ho kéo dài, không giải thích được giảm cân, và một sự thay đổi trong đại tiểu tiện.
  • Không phải tất cả các khối u là ung thư, có khối u lành tính không lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Hiện có khoảng 200 loại ung thư
II. NGUYÊN NHÂN
Bản chất của ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên các đột biến ở các gene thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u ác tính xâm lấn mô khác và di căn. Một số nguyên nhân chính gây ra căn bệnh ung thư:
- Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư chiếm 22%
- Do lối sống: lười vận động, sử dụng rượu bia và các chất kích thích, béo phì, kém ăn chiếm khoảng 15%
- Môi trường sống: nguồn nước và thức ăn nhiễm hóa chất, tiếp xúc nhiều với bức xạ ô nhiễm môi trường, tinh thần căng thẳng và nhiều tiêu cực cũng khiến tỷ lệ ung thư tăng cao.
- Có khoảng 5 -10 % do di truyền.
Hút thuốc và khói là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư
III. TRIỆU CHỨNG
Ban đầu, hầu hết bệnh nhân ung thư không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt thường là khi bệnh đã tiến triển trầm trọng. Thông thường,ung thư có thời gian ủ bệnh khá dài, khoảng 10 năm hoặc hơn nữa tùy thể loại ung thư.
Do ung thư là tập hợp của nhiều dạng bệnh ung thư khác nhau nên triệu chứng của ung thư rất đa dạng và khác nhau ở tùy thể bệnh ung thư, được chia làm 03 nhóm:
  • Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu, đau hoặc loét.
  • Triệu chứng của di căn (lan tràn): hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra máu, gan to, đau xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các triệu chứng thần kinh. Đau có thể gặp ở ung thư giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường đó không phải là triệu chứng đầu tiên.
  • Triệu chứng toàn thân: sụt cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ hôi trộm), thiếu máu và các hội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt được gây ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết khối hay thay đổi nội tiết tố.
Các triệu chứng trên cũng có thể được gây ra bởi các bệnh lý khác. Ung thư có thể gây ra các các triệu chứng thường gặp hoặc hiếm gặp khác.
IV. CHẨN ĐOÁN
Hầu hết các ung thư lần đầu được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng xuất hiện hoặc nhờ vào quá trình tầm soát. Qua đó không thể chẩn đoán xác định được mà phải nhờ vào sinh thiết. Một số trường hợp ung thư được phát hiện tình cờ khi đang khám hoặc điều trị bệnh khác.
1. Chẩn đoán giai đoạn ung thư
  • Hiệp hội chống ung thư quốc tế đã phát triển một hệ thống phân chia giai đoạn của các khối u ác tính gọi là TNM (T: tumor - khối u, N: node - hạch lympho, M: metastasis - di căn).
2. Sinh thiết
  • Để chẩn đoán chính xác bệnh ung thư, cần phải sinh thiết. Nghĩa là phải xác định loại tế bào ung thư, tốc độ phát triển, mức độ ác tính, sự xâm lấn và kích thước, xu hướng phát triển sau này của ung thư (tiên lượng) và phương pháp điều trị tốt nhất.
  • Tất cả ung thư đều có thể được chữa trị nếu như khối u được cắt bỏ hoàn toàn. Khi toàn bộ khối mô tổn thương bất thường được loại bỏ, bờ của bệnh phẩm phải được khám xét cẩn thận để xác định chắc mô ác tính đã thực sự được loại bỏ. Nếu ung thư lan tràn đến vị trí khác của cơ thể (di căn), phẫu thuật là không thể.
c/. Tầm soát
  • Tầm soát ung thư là thử nghiêm nhằm thăm dò các dạng ung thư nghi ngờ mắc phải. Tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện sớm bệnh. Chẩn đoán sớm giúp kéo dài đời sống.
  • Tầm soát ung thư là vấn đề còn bàn cãi khi không biết chắc nó có thực sự đem lại lợi ích cần thiết hay không. Trong một số trường hợp, việc tầm soát ung thư gây ra một số nguy cơ, hậu quả việc chẩn đoán quá mức.
  • Ví dụ: Trường hợp tầm soát ung thư tiền liệt tuyết, xét nghiệm PSA có thể phát hiện những ung thư nhỏ mà sẽ không bao giờ trở nên đe dọa đến tính mạng, nhưng khi đã được chẩn đoán thì sẽ dẫn đến điều trị. Tình trạng này gọi là chẩn đoán quá mức. Người bệnh đối diện với nguy cơ các biến chứng của điều trị không cần thiết như là phẫu thuật hay xạ trị. Những thủ thuật tiếp theo được sử dụng để chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến (như sinh thiết tiền liệt tuyến) có thể gây ra các tác dụng phụ, như chảy máu và nhiễm trùng. Điều trị ung thư tiền liệt tuyến có thể dẫn đến viêc đái són và rối loạn cường dương .
  • Sử dụng chẩn đoán hình ảnh để truy tầm ung thư ở những người không có triệu chứng rõ ràng cũng có những vấn đề rắc rối tương tự. Nguy cơ tăng đáng kể trong việc phát hiện những khối u mà gần đây được gọi là khối u tình cờ - đó là tổn thương lành tính được xem là ác tính để rồi trở thành điểm ngắm cho các thăm dò nguy hiểm khác.
Vì những lý do này, điều quan trọng là lợi ích và nguy cơ của quá trình chẩn đoán và điều trị phải được cân nhắc khi tiến hành tầm soát ung thư.
V. CÁC LOẠI UNG THƯ
Có khoảng 200 loại ung thư khác nhau, về có bản, Ung thư chia làm các nhóm:
  • Ung thư biểu mô: có nguồn gốc từ tế bào biểu mô như da, các ống tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa.
  • Bệnh lý huyết học ác tính: như bệnh bạch cầu và u lympho bào, xuất phát từ máu và tủy xương.
  • Ung thư mô liên kết: là nhóm ung thư xuất phát từ mô liên kết, xương hay cơ.
  • U hắc tố do rối loạn của tế bào sắc tố.
  • U quái, bắt nguồn từ các tế bào mầm.
VI. ĐIỀU TRỊ
Ung thư là tập hợp các bệnh lý, không có một phác đồ điều trị ung thư đơn lẻ và duy nhất. Các biện pháp điều trị ung thư chủ yếu:
1. Phẫu thuật
  • Nếu khối u còn khu trú, phẫu thuật là phương pháp thường được lựa chọn. Mục đích của phẫu thuật là có thể cắt bỏ chỉ khối u đơn thuần hoặc toàn bộ cơ quan.
  • Tuy nhiên, khi một tế bào ung thư phát triển thành một khối u khá lớn, việc chỉ cắt bỏ dẫn đến tăng nguy cơ tái phát, tế bào ung thư bị biến dạng và khi ung thư đã di căn thì việc xác định được điểm xuất phát khối u là rất khó để loại bỏ hết. Đây được gọi là điều trị tạm thời.
  • Đôi khi, phẫu thuật cần thiết cho kiểm soát triệu chứng, như chèn ép tủy sống hay tắc ruột.
2. Hóa trị liệu
  • Hóa trị liệu là điều trị ung thư bằng thuốc ("thuốc chống ung thư") có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Hầu hết các dạng hóa trị đều nhắm vào các tế bào phân chia nhanh chóng và không đặc hiệu cho tế bào ung thư. Vì vậy, hóa trị có khả năng làm tổn thương các mô lành, nó cũng tiêu diệt các tế bào khỏe của cơ thể trong tủy xương và tế bào tiêu hóa trong ruột.
  • Nó cũng làm hư hại các cơ quan khác như lá lách, thận, tim, phổi... đặc biệt là các mô có tần suất thay thế nhanh chóng (ví dụ như niêm mạc ruột). Những tế bào này thường tự sửa chữa sau khi hóa trị.
  • Vì một số thuốc hoạt động tốt khi phối hợp với nhau hơn là dùng đơn độc, nên hai hay nhiều thuốc thường được kết hợp cùng lúc với nhau. Đó được gọi là "hóa trị phối hợp"; hầu hết các phác đồ hóa trị ở dạng phối hợp.
3. Miễn dịch trị liệu (Tăng cường hệ miễn dịch)
  • Miễn dịch trị liệu ung thư là sử dụng cơ chế miễn nhiễm chống lại khối u. Chúng được dùng trong các dạng ung thư khác nhau, Các chất đó là kháng thể đơn dòng nhằm chống lại các protein đặc trưng cho các tế bào ung thư, hay các cytokine điều hoà đáp ứng của hệ miễn dịch.
  • Miễn dịch trị liệu là kích hoạt và làm tăng số lượng của các tế bào miễn dịch của cơ thể gọi là macrophage và tế bào "sát thủ tự nhiên" NK Cell. Macrophage là hàng rào miễn dịch đầu tiên bảo vệ và chống lại bất cứ yếu tố ngoại lai nào xâm nhập cơ thể, kể cả các tế bào ung thư. NK Cell là một tế bào miễn dịch đặc hiệu có chức năng nhận biết và tiêu diệt tế bào Ung Thư.
4. Xạ trị liệu
  • Xạ trị liệu (điều trị bằng tia X hay chiếu xạ) là việc sử dụng một dạng năng lượng (gọi là phóng xạ ion hoá) để diệt tế bào ung thư và làm teo nhỏ khối u. Xạ trị làm tổn thương và hủy hoại các tế bào được điều trị ("mô đích") bằng cách làm tổn thương vật chất di truyền của chúng, khiến chúng không thể phát triển và phân chia.
  • Mặc dù xạ trị làm tổn thương cả tế bào ung thư và tế bào lành, nhưng hầu hết các tế bào lành có thể hồi phục và hoạt động bình thường. Mục tiêu của xạ trị là làm tổn thương càng nhiều tế bào ung thư và giới hạn tổn thương đối với mô lành lân cận.
  • Xạ trị có thể được dùng để điều trị hầu hết các loại u đặc, gồm ung thư não, vú, cổ tử cung, thanh quản, tụy, tiền liệt tuyến, da, cột sống, dạ dày, tử cung hay các sarcoma mô mềm. Xạ trị cũng có thể được dùng trong leukemia và lymphoma (ung thư của tế bào tạo máu và hệ thống bạch huyết).
  • Liều xạ trị cho mỗi vị trí tùy thuộc vào một số yếu tố như loại ung thư và có hay không khả năng mô hay cơ quan xung quanh bị tổn thương bởi xạ trị.
5. Ức chế nội tiết tố
  • Sự phát triển của hầu hết các mô, bao gồm ung thư, có thể được gia tăng hay bị ức chế bằng cách cung cấp hay ngăn chặn các loại hormone nào đó. Điều này cho phép một phương pháp bổ sung trong điều trị nhiều loại ung thư.
  • Ví dụ, ung thư vú, tiền liệt tuyến, và tuyến giáp nhạy cảm với hormone. Việc loại bỏ hay ức chế estrogen đối với ung thư vú, testosterone đối với ung thư tiền liệt tuyến, hay ung thư tuyến giáp là phương pháp điều trị bổ sung quan trọng.
6. Kiểm soát triệu chứng
  • Mặc dù kiểm soát triệu chứng không là cách điều trị trực tiếp lên ung thư, nó vẫn được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sống của bệnh nhân, và giữ vai trò quan trọng trong quyết định áp dụng các điều trị khác trên bệnh nhân.
  • Mặc dù mọi thầy thuốc thực hành đều có thể điều trị kiểm soát đau, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, xuất huyết và các vấn đề thường gặp khác ở bệnh nhân ung thư và chuyên khoa săn sóc tạm thời đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu kiểm soát triệu chứng ở nhóm bệnh nhân này.
  • Thuốc giảm đau (thường là các opioid như morphine) và thuốc chống nôn rất thường được sử dụng ở bệnh nhân có các triệu chứng liên hệ đến ung thư.
7. Các thử nghiệm điều trị
  • Thử nghiệm điều trị, (nghiên cứu điều trị): là phương pháp điều trị mới trên bệnh nhân ung thư. Mục đích của nghiên cứu này là đi tìm ra các phương pháp tốt hơn để điều trị ung thư và giúp đỡ bệnh nhân ung thư. Các thử nghiệm lâm sàng khảo sát nhiều loại điều trị như thuốc mới, phương pháp phẫu thuật hay xạ trị mới, phối hợp trị liệu mới, hoặc phương pháp điều trị mới như gene liệu pháp.
  • Y khoa thế giới ghi nhận một liệu pháp chữa trị ung thư xuất phát từ Việt Nam đang được nghiên cứu và thử nghiệm đó là sử dụng các chế phẩm từ nấm lim xanh – một loài nấm đặc hữu của Việt Nam. Tạp chí Tin tức Y tế xuất bản tại Mỹ số ra tháng 5/2012 cho biết các bác sĩ ở bệnh viện St. John tại Birmingham nước Anh đã thử nghiệm sử dụng nấm lim xanh trong điều trị ung thư và cho kết quả khả quan.
8. Y học thay thế và bổ sung
  • Y học thay thế và bổ sung là nhóm phong phú các hệ thống săn sóc sức khỏe và y tế, thực hành và sản phẩm vốn không được xem là có hiệu quả bởi các chuẩn mực của y học quy ước.
  • Một số phương pháp điều trị bổ sung nhằm tạo sự thoải mái và nâng cao tinh thần cho bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị khác được dùng thay thế y học hiện đại với hy vọng chữa lành ung thư.
  • Các phương pháp bổ sung thông thường như điều trị tâm lý, khí công, yoga, chế độ ăn uống... Nhiều người cảm thấy phương pháp này mang lợi ích cho họ, nhưng hầu hết không chứng minh được tính khoa học và đối diện với sự hồ nghi.
  • Các phương pháp bổ sung khác bao gồm y học cổ truyền như Đông y (thuốc nam/thuốc bắc).
VII. PHÒNG NGỪA
Lối sống lành mạnh giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư
  • Tránh hút thuốc và khói
  • Giảm tiêu thụ rượu và thức uống có cồn, ưu tiên dùng trà không đường và nước thường.
  • Tránh ánh nắng buổi trưa hoặc phải bảo vệ da khi ra nắng.
  • Không ở các nơi có tia tử ngoại, bức xạ, ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
  • Vận động và tập thể dục thường xuyên.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau củ quả.
  • Tránh thừa cân.
  • Tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh cáu gắt, căng thẳng
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc định kì 6 tháng một lần.
Nguồn: Tổng hợp
Bùi Gia.