Bệnh rối loạn cơ xương khớp

Bệnh rối loạn về cơ xương khớp là tình trạng suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống.


Hệ thống cơ xương của bạn đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung chơ cơ thể. Rối loạn về cơ xương khớp thường là các bệnh thoái hóa, có nghĩa là những bệnh làm cho các mô cơ thể của bạn bị phá hủy khi bạn già đi. Điều này có thể dẫn đến đau và làm giảm khả năng di chuyển, kết quả là có thể ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày của bạn.

Bệnh rối loạn cơ xương khớp là gì?

Rối loạn về cơ xương khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể của bạn. Các vùng thường gặp nhất là cổ, vai, cổ tay, lưng, hông, chân, đầu gối và bàn chân. Một số rối loạn phổ biến bao gồm:

- Đau thắt lưng

- Đau cơ xơ hóa

- Bệnh gút

- Thoái hóa khớp

- Viêm khớp dạng thấp

- Viêm gân.

Những ai có nguy cơ mắc rối loạn cơ xương khớp ?

Rối loạn cơ xương khớp thường xảy ra khi bạn hoạt động nhóm cơ hoặc khớp trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi. Sau đây là những hoạt động có thể làm bạn tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn về cơ xương khớp:

- Dùng nhiều lực: Sử dụng lực để làm những động tác như nâng, đẩy, kéo hoặc chở các vật nặng.

- Hoạt động lặp lại: Vận động lặp đi lặp lại nhóm cơ nào đó.

- Vận động sai tư thế: Uốn hoặc vặn vẹo cơ thể của bạn trong thời gian dài.

- Rung: Một số công cụ và thiết bị làm cơ thể bạn rung lên trong quá trình bạn làm việc.

Các hoạt động và thể thao đòi hỏi chúng ta phải tác dụng một lực nhất định. Khi bạn cố gắng tạo ra lực lớn hơn so với khả năng của cơ thể có thể chịu đựng được, các tổn thương khớp sẽ xảy ra, ngoài ra việc lặp đi lặp lại các hoạt động cũng có thể gây ra tổn thương lên cơ xương khớp.

Bệnh rối loạn cơ xương khớp là gì?

Khi bạn phải thực hiện hoạt động nào đó lặp đi lặp lại, hãy nghĩ ngơi một chút để những nhóm cơ được sử dụng có thời gian hồi phục. Ngay cả khi thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng nhưng có lặp đi lặp lại, ví dụ như đánh máy, cũng vẫn có thể dẫn đến mệt mỏi, tổn thương mô, và cuối cùng, gây đau và khó chịu. Nguy cơ phát triển rối loạn cơ xương sẽ tăng khi tốc độ của hành động tăng lên, hoặc khi bạn ở tư thế không tốt.

Tư thế xấu là tư thế cơ thể khác nhiều với tư thế trung lập. Tư thế trung lập là tư thế làm việc ít bị mệt mỏi nhất. Tư thế trung lập có các đặc điểm sau:

- Cổ và lưng được giữ thẳng và không bị xoắn.

- Cánh tay để cạnh bên thân mình.

- Cổ tay thẳng và thẳng hàng với cánh tay

- Ngón tay cong tự nhiên.

Việc bắt buộc các khớp xương của bạn phải duy trì tư thế không tự nhiên sẽ làm gia tăng sự căng thẳng lên các cơ, gân và dây chằng quanh khớp.

Một số công việc cần phải sử dụng lực lớn. Ví dụ như, nâng những vật nặng có thể gây áp lực lên lưng của bạn và có khả năng gây hại cho cả các đĩa sống và các đốt sống.

Bạn có thể vô tình gây áp lực lên các khớp xương của bạn trong khi làm việc, chẳng hạn như bạn đặt cùi chỏ và bàn tay lên bàn, tư thế này cũng có khả năng gây tổn thương cho dây chằng, cơ bắp, mạch máu và dây thần kinh dưới da.

Làm việc với các thiết bị nặng và có độ rung có thể dẫn đến rối loạn cơ xương. Các công cụ như dao cạo râu, máy mài, máy đánh nhám, hoặc máy kéo và thiết bị thi công có thể ảnh hưởng đến các mạch máu và dây thần kinh ở bàn tay, cánh tay của bạn hoặc toàn bộ cơ thể của bạn. Sau một thời gian dài có thể dẫn đến các rối loạn về cơ xương

Nguồn: Tổng hợp
Bùi Gia.

Xem thêm:
Bệnh cơ - xương - khớp