Sức khỏe của bạn và người thân đáng giá bao nhiêu ?

Giá thuốc đắt đỏ và việc điều trị kém hiệu quả khiến bạn phải đưa lên bàn cân về tiền bạc và sức khỏe của mình và người thân.

“Chúng tôi là doanh nghiệp, điều sống còn đối với doanh nghiệp là lợi nhuận”, các nhà sản xuất dược phẩm đều đồng tình quan điểm đó khi tăng giá một sản phẩm thuốc được công nhận.
Có thể việc tăng giá thuốc sẽ gặp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân, người trực tiếp sử dụng thuốc, họ cho rằng với đạo đức kinh doanh, nhà sản xuất không thể tăng giá để gây sức ép lên bệnh nhân, người vốn đã gặp khó khăn khi bị bệnh.
Ở một khía cạnh khác, để nghiên cứu và phát triển một sản phẩm mới là rất khó, chi phí thất bại trong việc nghiên cứu và phát triển là không nhỏ, những chi phí này thường không được phản ánh vào chi phí của doanh nghiệp, nhà sản xuất sẽ phải tăng giá sản phẩm mới để bù đắp những chi phí đó để duy trì doanh nghiệp.
Để tránh né vấn đề lợi nhuận, các Công ty dược tranh luận rằng: giá trị sản phẩm phản ánh hiệu quả điều trị của một liều thuốc, người bệnh nên chấp nhận trả mức giá “xứng đáng” để nhận được giá trị đó.
Giá trị đó không dựa trên phép tính kinh tế thuần túy, các số liệu ngành mà nó được dựa trên khả năng sẵn sàng chi trả, mức độ hài lòng của người dân. Điều đó dẫn đến một số nhà sản xuất nảy sinh lòng tham khi bắt đầu sản xuất những sản phẩm tương tự kém hiệu quả, giảm giá thành nhằm cạnh tranh và tận thu lợi nhuận.
Như vậy, "sự lựa chọn của người tiêu dùng" có thực sự tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra hay không ? Bạn sẵn sàng chi ra bao nhiêu cho sức khỏe của bạn và gia đình ?
Hay nói cách khác, sức khỏe của bạn và người thân có giá bao nhiêu, với bạn ?

Theo số liệu khảo sát mới nhất về việc trả chi phí cho dịch vụ y tế hằng năm đối với các gia đình, tỷ lệ chi trả cho dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe hàng năm bình quân chiếm khoảng 15% - 20% thu nhập của cả gia đình. Trong đó:
Chi phí về y tế hằng năm cho từng độ tuổi trong gia đình













Chi phí về y tế hằng năm cho từng độ tuổi trong gia đình
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đối với Nhóm I là các gia đình có thu nhập trung bình hoặc thấp, nhu cầu chi trả cho dịch vụ y tế là tối thiểu, nghĩa là có bệnh mới đi chữa. Nhóm này thường dễ mắc các bệnh về da liễu, cơ xương khớp, tai mũi họng và hô hấp
Đối với Nhóm II là những gia đình có mức thu nhập khá và cao thì ít phải chi trả cho chi phí dịch vụ về y tế, thay vào đó là nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tăng cao. Nhóm này dễ mắc các chứng bệnh về chuyển hóa, thần kinh, tim mạch và béo phì
.
Bùi Gia
Xem thêm tại www.thuochay.net để nhận được nhiều thông tin bổ ích, đáng tin cậy cho sức khỏe của bạn và người thân !
Các tin khác: