Hải sâm có tên khoa học Stichopus japonicus selenka, còn được gọi là đỉa biển hay “nhân sâm của biển cả”. Đây là một loài sinh vật không xương sống sinh trưởng ở những vùng biển nhiều sa hô, đá ngầm…có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh cực kỳ cao.
Theo y học cổ truyền, hải sâm có vị mặn, tính ấm với công dụng dưỡng huyết, bổ thận ích tinh, tư âm nhuận táo… thường được sử dụng như một vị thuốc quý để chữa nhiều chứng bệnh như:
– Thiếu máu, cao huyết áp, xơ vữa động mạch vì giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường khả năng đàn hồi của tim mạch và lưu lượng máu lên não, hạn chế tình trạng co thắt mạch máu…
– Chữa trị các bệnh lý về gan , thận, bệnh lý vàng da co nhiều nguyên nhân.
– Tinh huyết hư tổn, suy nhược, nhờ khả năng bổ ích cường tráng, tăng cường sức đề kháng và phục hồi cơ thể sau các tổn thương.
– Các bệnh về sinh lý như liệt dương, di tinh, mộng tinh, tiểu đêm nhiều lần vì có tác dụng cải thiện chức năng tình dục, bổ thận tráng dương.
– Nhở khả năng cân bằng lượng đường trong máu, tư âm nhuận táo mà hải sâm còn giúp cải thiện chứng táo bón, đái tháo đường.
Chính vì những tác dụng tuyệt vời, từ lâu hải sâm đã được xem là một trong “tứ đại danh thái” cùng với tay gấu, óc khỉ, và yến sào hay “bát trân” (món ăn cao lương mỹ vị) của phương Đông.
Nhiều kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, hải sâm có chứa nhiều chất xúc tác với các phản ứng enzym để thúc đầy quá trình chuyển hóa và hấp thu protein. Ngoài ra, hải sâm chứa ít chất béo lipid và không chứa cholesterol nên rất tốt cho hệ thần kinh và tim mạch, ngăn ngừa quá trình lão hóa và nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, giảm thiểu sự mệt mỏi, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư…
Một số món ăn bài thuốc từ Hải Sâm
- Liệt dương: Hải sâm 20 g hầm với thịt dê 100 g, ăn trong ngày.
- Liệt dương, di tinh, tinh lạnh do thận hư: Hải sâm 480 g (sao thơm), hạch đào nhân 100 hạt, thận dê 4-6 đôi, đỗ trọng 240 g, thỏ ti tử 240 g, ba kích 124 g (sao với nước cam thảo), kỷ tử 120 g, lộc giác giao 120 g, bổ cốt chi 120 g (sao muối), đương quy 120 g, ngưu tất 120 g (sao dấm), quy bản 120 g (sao dấm), tất cả sấy khô, tán thành bột rồi luyện với mật ong làm thành viên hoàn, mỗi viên nặng chừng 9 g, mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 3 viên.
- Động kinh: Nội tạng hải sâm sấy khô, nghiền thành bột, mỗi lần uống 12 g với rượu vang, liên tục trong nhiều ngày.
- Trĩ xuất huyết: Dùng hải sâm lượng vừa đủ đem đốt tồn tính, mỗi lần dùng 1,5 g hòa với a giao 6 g trong nước sôi cho tan rồi uống, mỗi ngày uống 3 lần.
- Suy nhược thần kinh do thận hư (đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc, mất ngủ, di tinh, xuất tinh sớm): Dùng hải sâm 30 g ninh với gạo nếp 100 g thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
- Cao huyết áp và vữa xơ động mạch: Dùng hải sâm 50 g hầm nhừ, chế thêm một chút đường phèn, ăn trong ngày.
- Táo bón do âm hư: Hải sâm 30 g, đại tràng lợn 120 g làm sạch, mộc nhĩ đen 15 g, ba thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn liên tục trong nhiều ngày.
- Đau lưng và suy giảm trí nhớ do thận hư: Hải sâm 30 g, xương sống lợn 60 g, hạch đào nhân 15 g, ba thứ làm sạch, hầm nhừ, chế đủ gia vị, ăn trong nhiều ngày.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Dùng ruột hải sâm để trên ngói đất, sấy thật khô rồi nghiền thành bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 0,5-1 g.
- Thiếu máu: Dùng hải sâm và đại táo (bỏ hạt) lượng bằng nhau, đem sấy khô rồi tán thành bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 9 g với nước ấm; hoặc dùng hải sâm 1 con đem hầm với mộc nhĩ lượng vừa đủ và một chút đường phèn, ăn trong ngày.
- Ho ra máu do lao phổi: Hải sâm 500 g, bạch cập 250 g, quy bản 120 g, ba thứ sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 g với nước ấm.
Đánh giá khách hàng