1. Mô tả:
Cây ngũ trảo còn gọi là mẫu kinh, hoàng kinh, ngũ trảo phong, chân chim (là do hình dáng của lá, trông như 5 cái móng chim)…, Là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 3 – 5m,cành non hình vuông có lông mịn màu xám. Lá mọc đối, 3 – 5 lá chét, hình trái xoan hoặc mũi mác, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có lông mịn màu trắng bạc, hơi khía răng ở phần đầu lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành, có màu tím nhạt hoặc lam tía, mùa hoa tháng 11. Quả hạch hình cầu, có đài tồn tại bao bọc. Mùa ra quả từ tháng 5 đến tháng 7, cây thường mọc hoang và trồng làm hàng rào, làm cảnh vì lá đẹp, thơm, dùng làm thuốc.
Lá, chồi, vỏ thân, hột đều có dược tính: có tính thu liễm, trấn thống, trị kinh phong, thấp khớp, chống bướu.
2. Công dụng và cách sử dụng cây ngũ trảo:
- Giải biểu, giải nhiệt: dùng trong chứng cảm, sốt để thanh nhiệt, giải độc (dùng lá nấu uống; lá Ngũ trảo, Sả, Bưởi… nấu nồi xông).
- Hóa thấp tiêu đờm, giảm đau, trị rối loạn tiêu hóa, đau bụng tiêu lỏng, đau bụng kinh, đau răng (dùng lá Ngũ trảo sắc uống).
- Khu đờm, trị ho, dùng trong phế quản viêm, suyễn; làm long đờm, dễ khạc, giảm ho và trị viêm (lá Ngũ trảo độc vị hoặc thêm Cam thảo sắc uống).
- Trị thấp khớp: lá Ngũ trảo khô, sao vàng thêm lá Lốt sắc uống.
- Trị đau nhức khớp xương, sưng bầm, đau đầu: lá Ngũ trảo tươi, sao nóng, để vừa ấm 370C bó chỗ sưng đau. Sao lại và bó tiếp ngày 3 lần.
Đánh giá khách hàng