Bệnh chân tay miệng theo đông y

Trong Đông y cổ đại, không thấy đề cập bệnh “ Thủ - túc – khẩu” hay còn gọi là bệnh “ Tay – chân – miệng”. Tuy nhiên, căn cứ vào triệu chứng biểu hiện, tốc độ lây lan thành dịch, Đông y hiện đại đã xếp bệnh Tay chân miệng vào phạm trù “ Ôn bệnh” và vận dụng các phương pháp chữa ôn bệnh để tiến hành điều trị bệnh Tay chân miệng trên lâm sàng.

Kinh nghiệm thực tế những năm gần đây cho thấy, việc sử dụng thuốc nam, Đông dược để phòng ngừa và điều trị theo nguyên lý “Ôn bệnh học” thu được kết quả rất khả quan.
Trên lâm sàng, Đông y căn cứ vào triệu chứng và biểu hiện cụ thể phân ra làm 03 loại:

1. Thấp độc tập bì phu:
  • Triệu chứng: Miệng và tay chân xuất hiện những phỏng nước kích thước to nhỏ khác nhau. Bộ phận các phỏng nước nhanh vỡ thành vết loét, kèm theo sốt nhẹ, kém ăn, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch phù sác.
  • Phép trị: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, hóa thấp.
  • Bài thuốc: Thanh ôn bại độc thang gia giảm.
Tên dược liệu Lượng (g) Chú thích
- Sinh thạch cao 32g Thanh nhiệt tả hỏa
- Sơn chi tử 12g
- Sừng trâu 24g Khu phong, thanh nhiệt, giải dộc
- Trúc diệp (lá tre) 08g
- Hoàng liên 08g Thanh nhiệt táo thấp
- Sinh địa hoàng 12g Dưỡng âm, sinh tân, thông huyết
- Huyền sâm 16g
- Cát cánh 08g Lợi phế họng
- Cam thảo 06g
  • Cách dùng: Các dược liệu trên cho vào 500 ml nước sắc còn khoảng 300ml uống, mỗi ngày uống 01 thang
2. Thấp nhiệt uất kết:
  • Triệu chứng: Mặt, lưng, hoặc quanh các móng ở ngón tay, ngón chân, gót chân, bàn tay, bàn chân xuất hiện nhiều nốt phỏng nước, nhỏ như hạt gạo, to như hạt đậu, miệng loét, hơi thở hôi, trướng bụng, kém ăn, phiền khát, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ hoặc tiểu đục, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng nhớt, mạch nhu sác.
  • Phép trị: Thanh hóa thấp nhiệt, giải độc.
  • Bài thuốc: Tả hoàng thang gia giảm.
Tên dược liệu Lượng (g) Chú thích
- Hoắc hương 20 g Phương hương hóa thấp
- Sơn chi tử ( quả dành dành) 6g Thanh nhiệt, tả hỏa
- Sinh thạch cao 16g
- Kim ngân hoa 12g Thanh nhiệt, giải độc
- Kinh giới 8g Khu phong
- Sinh cam thảo 6g Hòa trung
  • Cách dùng: Các dược liệu trên cho vào 500 ml nước sắc còn khoảng 300ml uống, mỗi ngày uống 01 thang
3. Tâm tỳ tích nhiệt:
  • Triệu chứng: Trong khoang miệng và vòm khẩu cái co nhiều mụn nước, da quanh mụn ửng đỏ, đầu các ngon tay, ngón chân cũng xuất hiện nhiều mụn nước hoặc vết lở loét kèm theo miệng khô, khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi ít rêu hoặc rêu lưỡi mỏng, mạch tế sác
  • Phép trị: Thanh tả tâm tỳ, lợi niệu, giải độc.
  • Bài thuốc: Đạo xích tán gia giảm.
Tên dược liệu Lượng (g) Chú thích
- Sinh địa 12g Khu phong, thanh nhiệt, dưỡng âm
- Trúc diệp (lá tre) 16g
- Mộc thông 4g Lợi niệu
- Xa tiền tử 8g
- Đăng tâm thảo 4g Thanh tả tâm tỳ
- Liên tâm tử 4g
  • Cách dùng: Các dược liệu trên cho vào 500 ml nước sắc còn khoảng 300ml uống, mỗi ngày uống 01 thang
Lưu ý: Tay chân miệng là căn bệnh có diễn biến phức tạp, nếu sử dụng thuốc Đông y hoặc thuốc Nam được để chữa thì rất tốt, tuy nhiên, cần tiến hành dưới sự hướng dẫn, giám sát của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.
Nguồn: Hội Đông y Hà Nội.
Bùi Gia.
Xem thêm chi tiết về bệnh chân tay miệng tại đây
Lời tâm sự:
  • Bạn đọc thân mến ! Kiến thức y học là vô bờ bến, ngoài việc ôn luyện lại những kiến thức của người xưa để lại, chúng ta còn phải luôn học hỏi rất nhiều tới những chân trời kiến thức mới.
  • Trong khuôn khổ của một bài viết, chúng tôi chỉ có thể tổng hợp, chắt lọc và đưa ra những kiến thức tối thiểu, gần gũi để người dân dễ hiểu, dễ nắm bắt, phục vụ cho nhu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân và gia đình.
  • Trong quá trình biên soạn, không tránh khỏi thiếu sót, rất mong bạn đọc cùng những vị lương y, bác sỹ thông cảm và lượng thứ.
  • Mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc, của những vị lương y, bác sỹ đều rất trân quý, để chúng tôi có thể sửa chữa, hoàn thiện kiến thức bản thân, để lưu giữ những cây thuốc hay, bài thuốc quý, những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc với chi phí vừa phải, san sẻ gánh nặng bệnh tật với người dân, để chúng ta yên tâm với một nền y dược lành mạnh, vì sức khỏe của dân tộc Việt Nam.
Trân trọng !