Bệnh đột quỵ não

Đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) là bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư và tim mạch. Người bệnh cũng có thể gặp phải các di chứng sau đột quỵ nặng nề như tàn tật suốt đời. Hãy cùng thuochay.net tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này.


1. Đột quỵ não là gì?

Đột quỵ là được ví như một "cơn đau não". Nó có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Nó xảy ra khi lưu lượng máu đến một vùng não bị gián đoạn. Lúc này, các tế bào não bị thiếu oxy và bắt đầu chết đi. Khi các tế bào não bị chết do cơn đột quỵ, khả năng kiểm soát bởi vùng não bị tổn thương, khiến bộ nhớ và khả năng vận động giảm sút.

Bệnh đột quỵ não nặng hay nhẹ phụ thuộc vào kích thước vùng não bị tổn thương. Ví dụ, một người bị cơn đột quỵ ngắn có thể chỉ gặp những vấn đề nhỏ như yếu tạm thời vùng cánh tay hoặc một bên chân. Những người bị đột quỵ nghiêm trọng có thể bị tê liệt vĩnh viễn ở một bên cơ thể hoặc mất khả năng nói. Một số người hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ, nhưng hơn 2/3 số người sống sót sau cơn đột quỵ sẽ phải chấp nhận một vài di chứng.
Đột quỵ có hai dạng là nhồi máu não và xuất huyết não. Đột quỵ nhồi máu não là tình trạng tắc mạch máu lên não do bị chặn bởi cục máu đông (thiếu máu cục bộ). Đột quỵ xuất huyết não là do mạch máu não bị vỡ. Mặc dù ít phổ biến hơn trong hai loại đột quỵ nhưng đột quỵ xuất huyết não thường dẫn đến tử vong.

2. Nguyên nhân gây đột quỵ não

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn. Các nguyên nhân gây đột quỵ não bao gồm:
* Các yếu tố rủi ro lối sống
- Thừa cân hoặc béo phì
- Không hoạt động thể chất
- Uống nhiều bia, rượu
- Sử dụng chất kích thích.
* Yếu tố nguy cơ y tế
- Huyết áp cao hơn 120/80 mmHg
- Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc
- Cholesterol cao
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, dị tật tim, nhiễm trùng tim hoặc nhịp tim bất thường
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình đột quỵ, đau tim hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua.
* Các yếu tố khác liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn bao gồm:
- Tuổi: Người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người trẻ tuổi.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người thuộc các chủng tộc khác.
- Giới tính: Đàn ông có nguy cơ đột quỵ cao hơn phụ nữ. Phụ nữ thường bị đột quỵ khi tuổi đã cao. Tuy nhiên, khả năng phục hồi sau đột quỵ ở nữ giới thấp hơn, trong khi nguy cơ tử vong vì đột quỵ lại cao hơn nam giới.
- Hormone: Sử dụng thuốc ngừa thai hoặc liệu pháp hormone bao gồm estrogen, cũng như tăng nồng độ estrogen từ khi mang thai và sinh con.

3. Dấu hiệu người bị đột quỵ não

Bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đột quỵ nào, ngay cả khi chúng dường như xuất hiện thoáng qua và biến mất ngay sau đó. Hãy chú ý nếu thấy biểu hiện:
  • F (face) – Khuôn mặt: Người bệnh bất ngờ bị méo mặt lệch về một bên, kèm theo méo miệng.
  • A (arms) – Cánh tay: Người bệnh cũng có thể bị tê liệt một cánh tay, một bên chân hoặc nửa người.
  • S (speech) – Giọng nói: Người bệnh bất ngờ mất khả năng nói, không gọi được người xung quanh mà chỉ phát ra tiếng ú ớ hoặc nói ngọng.
  • T (Time): Khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng trên một cách đột ngột hãy nhanh chóng gọi cấp cứu 115, đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.
Ngoài ra, một số người bệnh đột quỵ còn có các dấu hiệu khác như đột ngột đau đầu dữ dội, choáng váng, mất thăng bằng, không thể đi bộ,…
Khi quan sát thấy các dấu hiệu này, chúng ra cần nhanh chóng gọi cấp cứu. Đừng chờ đợi để xem các triệu chứng có dừng lại hay không. Cơn đột quỵ càng lâu càng khó điều trị, khả năng tổn thương não và khuyết tật càng lớn.
Trong lúc chờ nhân viên y tế đến, hãy thực hiện các bước sơ cứu như đặt người bệnh nằm nghiêng trên mặt phẳng, đắp chăn mỏng cho họ để tránh sự mất nhiệt, không cho người bệnh ăn uống bất cứ thứ gì kể cả thuốc hạ huyết áp,…

4. Phòng ngừa đột quỵ

a/. Hạ huyết áp
Huyết áp cao là một yếu tố rất lớn, làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp bốn lần nguy cơ đột quỵ nếu nó không được kiểm soát.
Mục tiêu lý tưởng của bạn: Duy trì huyết áp dưới 135/85 mmHg. Nhưng đối với một số người, mục tiêu 140/90 mmHg có thể phù hợp hơn.
Làm thế nào để đạt được nó:
- Giảm muối trong chế độ ăn uống của bạn, không quá 1,5gmỗi ngày (khoảng một nửa thìa cà phê).
Tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol như bánh mì kẹp thịt, pho mát và kem.
- Ăn từ 4 - 5 phần rau và trái cây mỗi ngày, bổ sung cá 2 - 3 lần một tuần và tiêu thụ thêm ngũ cốc nguyên hạt cũng như sữa ít chất béo.
- Tập thể dục nhiều hơn - ít nhất 30 phút mỗi ngày và hơn thế nữa, nếu có thể.
- Bỏ hút thuốc, nếu bạn hút thuốc.
- Nếu cần, hãy dùng thuốc trị tăng huyết áp.
b/. Giảm cân
Béo phì cũng như các biến chứng liên quan đến nó (bao gồm huyết áp cao và tiểu đường), làm tăng khả năng bị đột quỵ.
Mục tiêu của bạn: Chỉ số khối cơ thể lý tưởng (BMI) là 25 hoặc ít hơn, nhưng điều đó có thể không phù hợp đối với bạn. Hãy trao đổi với bác sĩ để tạo ra một chiến lược giảm cân cá nhân.
Làm thế nào để đạt được nó:
- Cố gắng ăn không quá 1.500 - 2.000 calo mỗi ngày (tùy thuộc vào mức độ hoạt động và chỉ số BMI hiện tại của bạn).
- Tăng số lượng bài tập với các hoạt động như đi bộ, chơi golf hoặc chơi tennis đều đặn.
c/. Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục góp phần làm giảm cân và giảm huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Mục tiêu của bạn: Tập thể dục ở cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày/tuần.
Làm thế nào để đạt được nó:
- Đi dạo quanh khu phố sau bữa sáng.
- Bắt đầu một câu lạc bộ thể dục với bạn bè.
- Đi cầu thang thay bộ vì thang máy khi bạn có thể.
- Nếu bạn không có 30 phút liên tiếp để tập thể dục, hãy chia nó thành các buổi từ 10 - 15 phút một vài lần mỗi ngày.
d/. Hạn chế uống bia, rượu
Uống một ít rượu có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. "Các nghiên cứu cho rằng, nếu bạn uống khoảng một ly rượumỗi ngày, nguy cơ đột quỵ có thể thấp hơn", tiến sĩ Rost nói. "Một khi bạn bắt đầu uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên rất mạnh".
Mục tiêu của bạn: Không uống rượu hoặc uống một cách vừa phải.
Làm thế nào để đạt được nó:
- Không uống nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày.
- Uống rượu vang đỏ là lựa chọn đầu tiên của bạn, bởi vì nó chứa resveratrol, được cho là để bảo vệ tim và não.
e/. Điều trị rung tâm nhĩ
Rung tâm nhĩ là một dạng nhịp tim bất thường gây cục máu đông hình thành trong tim. Những cục máu đông sau đó có thể di chuyển đến não, dẫn đến đột quỵ. "Rung tâm nhĩ làm tăng gần gấp 5 lần nguy cơ đột quỵ vàcần được theo dõi một cách nghiêm túc" Tiến sĩ Rost nói.
Mục tiêu của bạn: Nếu bạn bị rung tâm nhĩ, hãy điều trị.
Làm thế nào để đạt được nó:
Nếu bạn có các triệu chứng như tim đập nhanh hoặc khó thở, hãy đi khám bác sĩ.
Bạn có thể cần dùng thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu) hoặc một trong những thuốc kháng đông tác dụng trực tiếp khác để giảm nguy cơ đột quỵ do rung tâm nhĩ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn quá trình điều trị này.
f/. Điều trị bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mạch máu theo thời gian, khiến cho cục máu đông dễ hìnhthành.
Mục tiêu của bạn: Giữ cho lượng đường trong máu được kiểm soát.
Làm thế nào để đạt được nó:
- Theo dõi lượng đường trong máu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Áp dụng chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc để giữ cho lượng đường trong máu ở phạm vi được đề nghị.

g/. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc làm tăng sự hình thành cục máu đông theo một vài cách khác nhau. Hút thuốc lá làm tăng số lượng mảng bám tích tụ trong các động mạch. "Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, cai thuốc lá là một trong những thay đổi lối sống mạnh mẽ nhất sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ," Tiến sĩ Rost nói.

Mục tiêu của bạn: Bỏ thuốc lá.

Làm thế nào để đạt được nó:

- Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn về cách thích hợp nhất để bạn bỏ thuốc lá.

- Sử dụng các thuốc hỗ trợ bỏ hút thuốc lá, chẳng hạn như thuốc viên nicotine hoặc miếng dán,...

- Đừng bỏ cuộc.

5. Điều trị đột quỵ như thế nào?

Đột quỵ thiếu máu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất. Chúng xảy ra khi cục máu đông ngăn chặn lưu lượng máu đến não. Điều trị bằng thuốc đối với loại đột quỵ này phải bắt đầu trong vòng 3 giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ. Nó nhằm mục đích phá vỡ cục máu đông ngăn chặn hoặc làm gián đoạn lưu lượng máu trong não.
a/. Nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu
Các bác sĩ thường sử dụng một số thuốc chống kết tập tiểu cầu trong điều trị đột quỵ. Chúng có tác dụng làm loãng máu và có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ trong tương lai.
b/. Thuốc trị đột quỵ
Bác sĩ cũng có thể kê thuốc để phá vỡ cục máu đông. Một loại thuốc tiêm tĩnh mạch thông thường (IV) là chất kích thích plaminogen (tPA). Thuốc này hoạt động để ngăn chặn đột quỵ bằng cách hòa tan cục máu đông gây ra nó.
Sau một cơn đột quỵ, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống để làm loãng máu, từ đó, giảm nguy cơ đột quỵ.
c/. Cắt ống thông catheter
Trong trường hợp thuốc không làm tan cục máu đông, bác sĩ có thể sử dụng ống thông để tiếp cận cục máu đông và loại bỏ nó. Ống thông được luồn qua các mạch máu, hướng về khu vực có cục máu đông. Bác sĩ có thể loại bỏ cục máu đông hoặc bằng một thiết bị giống như xoắn ốc gắn vào ống thông hoặc bằng cách sử dụng các tác nhân chống đông máu được bơm qua ống thông trực tiếp vào cục máu đông.
Việc loại bỏ cục máu đông có thể được thực hiện tới 24 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ.
d/. Giải phẫu craniotomy
Một cơn đột quỵ lớn có thể dẫn đến sưng nghiêm trọng trong não. Trong một số trường hợp, can thiệp phẫu thuật có thể cần thiết nếu thuốc không có tác dụng làm giảm sưng. Giải phẫu craniectomy nhằm giảm bớt sự tích tụ áp lực bên trong sọ trước khi nó trở nên nguy hiểm.
e/. Điều trị đột quỵ xuất huyết
Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi phình động mạch não bùng phát hoặc rò rỉ mạch máu yếu. Điều này làm cho máu chảy vào não, tạo ra sưng và làm tăng áp suất trong não.
Không giống như đột quỵ thiếu máu cục bộ, việc điều trị đột quỵ xuất huyết không liên quan đến chất làm loãng máu vì nó sẽ làm cho tình trạng chảy máu trong não trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn đã dùng thuốc làm loãng máu, bác sĩ có thể dùng thuốc để chống lại chúng hoặc thuốc hạ huyết áp để làm chậm sự chảy máu trong não.
f/. Phẫu thuật
Tùy thuộc vào thiệt hại của các mạch bên trong não, bạn có thể cần phải phẫu thuật sau một cơn đột quỵ xuất huyết. Để phẫu thuật được thực hiện thành công, mạch máu bất thường phải ở vị trí mà bác sĩ phẫu thuật có thể xử lý được.
Nếu bác sĩ phẫu thuật có thể tiếp cận động mạch bị ảnh hưởng, họ sẽ loại bỏ nó hoàn toàn, làm giảm nguy cơ vỡ trong tương lai. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của phình động mạch, phẫu thuật cắt bỏ có thể không phải là một lựa chọn tốt.
g/. Sửa chữa endovascular
Bác sĩ có thể đề nghị một thủ thuật gọi là sửa chữa endovascular. Bằng cách để một sợi dây mỏng và ống thông qua các mạch máu và tới khu vực phình động mạch. Sau đó, họ thả một cuộn dây bạch kim mềm kích thước bằng sợi tóc vào. Cuộn dây này tạo ra một mạng lưới ngăn máu chảy vào phình động mạch. Điều này giữ nó khỏi chảy máu hoặc tái xuất hiện.
h/. Cắt phình động mạch
Một lựa chọn điều trị khác là cắt phình động mạch bằng cách lắp đặt vĩnh viễn kẹp để ngăn nó chảy máu nghiêm trọng hơn.
6. Cảnh báo: Bệnh nhân đột quỵ trẻ hóa
- Bác sỹ Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, nếu như trước kia đối tượng đột quỵ thường trên 60 tuổi thì nay độ tuổi trung niên cũng rất nhiều.
- Chuyên gia tim mạch khuyến cáo, những người mắc bệnh lý tim mạch cần được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là ở bệnh nhân van tim, van 2 lá, hẹp hở van 2 lá là đối tượng dễ đột quỵ, và có thể gây đột quỵ ở bất kỳ độ tuổi nào cho nên cần được thăm khám tỉ mỉ, thường xuyên theo hẹn của bác sĩ.
- Người dân không nên hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, tuyệt đối không dùng các chất cấm như cocain vì đây là những thứ dễ gây tổn thương lòng mạch. Muốn phòng tai biến mạch máu não thì cần phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ ấy.
- Với những người không có yếu tố nguy cơ thì cần chú ý tiền sử gia đình có người mắc đột quỵ hoặc có các yếu tố nguy cơ về tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp… thì nên tầm soát sớm.
Nguồn: Tổng hợp
Bùi Gia.